Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Axit uric cao có nguy hiểm không?

Chỉ số xét nghiệm máu khi khám sức khỏe được rất nhiều người quan tâm, nhất là chỉ số axit uric. Chỉ số axit uric là chỉ số quyết định trong việc chuẩn đoán một bệnh nhân có bị mắc bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào. Khi chỉ số axit uric cao làm cho không ít bệnh nhân lo lắng, vậy axit uric cao là như thế nào? Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao? Có cách nào để hạ axit uric trong máu không?
Axit uric trong máu tăng cao có mối liên hệ như thế nào với bệnh gút?

Axit uric trong máu tăng cao là như thế nào?

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin, được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và các loại đồ uống như nội tạng động vật, hải sản, đậu Hà Lan, bia, rượu, thuốc lá,…
Thông thường axit uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, uống nhiều rượu bia,… khiến tổng hợp axit uric tăng hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến việc đào thải axit uric giảm, làm cho trong máu có hàm lượng axit uric cao.
Axit uric tăng cao gây lắng đọng muối urat tại các khớp

Ban đầu, nồng độ axit uric trong máu tăng cao, nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp, giai đoạn này chưa phải là gút. Tuy nhiên, khi hàm lượng axit uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng các tinh thế urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gị là cơn gút cấp. Khi đó, tăng axit uric trong máu đã tiến triển thành bệnh gút.
Axit uric cao chính là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Chỉ số axit uric cao bao nhiêu thì bị gút?

Khi mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị bệnh gút thì bạn nên thường xuyên đến bác sỹ để kiểm tra chỉ số axit uric thường từ 2 – 3 tháng một lần và xác định mức độ của chúng đối với sức khỏe.
Bạn có thể dựa vào hỉ số acid uric để xác định và mức độ nguy hiểm của bệnh.

Mức tốt

  • Chỉ số axit urat <6 Mg/dl và < 350 Mol/l 
Ở mức độ này sẽ không cho hình thành các tinh thể urat và giải phóng các tinh thể urat lắng đọng trong khớp.

Mức cảnh báo

  • Chỉ số axit urat 6 - 7 Mg/dl và 350 - 400 Mol/l
Ở mức này sẽ xuất hiện một vài triệu trứng như tê, ngứa và đỏ da hoặc các triệu triệu trứng thông thường của bệnh gút.

Mức nguy hiểm

  • Chỉ số axit urat >7Mg/dl và > 400Mol/l 
Ở mức độ xấu này, các tinh thể urat hình thành nhiều hơn, các tinh thể urat lắng đọng không giải phóng tạo nên các cục tophi, nghĩa là axit uric cao. Ở mức độ này thì tình trạng bệnh gút ngày càng xấu.
Đến các cơ sở y tế để xét nghiệm chỉ số axit uric 
Chúng ta nên tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh có thiết bị y tế tốt và hướng dẫn điều trị của bác sĩ, để kiểm soát hàm lượng axit uric cao trong máu. Đồng thời ngăn chặn và phòng ngừa những tai biến nguy hiểm của bệnh gút gây ra. Ngoài ra, để có thể giảm axit uric trong máu nhanh nhất tại nhà, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm, thức uống dưới đây.

Cách hạ axit uric nhanh tại nhà bằng thực phẩm

Nước


Nạp đủ lượng nước vào cơ thể mỗi ngày
Nước có khả năng thải chất độc ra khỏi cơ thể, kể cả axit uric dư thừa, nó làm loãng và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric. Vì thế đảm bảo nên uống ít nhất 10 đến 12 ly nước mỗi ngày. Đây là phương pháp điều trị đơn giản nhất và rẻ tiền nhất. Bằng cách này, chúng ta có thể duy trì nồng độ axit uric bình thường, không để chỉ số axit uric cao.

Nước chanh

Chanh giàu vitamin C, axit xitric là dung môi của axit uric. Chỉ cần vắt lấy nửa quả chanh vào cốc nước và uống 2 lần một ngày để duy trì nồng độ axit uric bình thường. Là loại thực phẩm có tính axít, tuy nhiên khi vào trong cơ thể nó là dung môi của axít được đồng hóa, tạo ra môi trường kiềm và giúp đào thải axit uric.

Dấm táo

Dấm táo được nhiều người sử dụng để giảm cân, tuy nhiên tính chất chống oxy hóa và chống viêm trong dấm táo có thể làm giảm mức axit uric trong cơ thể. Dấm táo có thể phá vỡ và loại bỏ hoàn toàn axit uric không mong muốn ra khỏi cơ thể. Lưu ý là bạn nên pha dấm táo với nước và uống 2-3 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Trà xanh

Trà xanh ngăn ngừa nguy cơ bị gút 
Trà xanh hiệu quả loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Uống trà xanh mỗi ngày cũng có thể điều trị axit uric cao trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh gout.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh giàu vitamin C giúp làm giảm axit của cơ thể. Vì vậy, để giảm lượng nhanh nhất khi axit uric tăng cao, chúng ta hãy ăn càng nhiều rau xanh càng tốt. Ngoài ra, hạt lanh và dầu hạt lanh có chứa chất béo thiết yếu omega 3, có thể giúp giảm sưng và tiêu viêm.

Qủa nho, dứa, cherry 

Trái cây như nho, dứa, cherry có chất kháng viêm được gọi là anthocyanin, giúp giảm mức axit uric, ngăn ngừa kết tinh và lắng đọng trong các khớp. Người mắc bệnh gout nên ăn nho thường xuyên để nâng cao tính kiềm trong cơ thể và đào thải axit uric ra ngoài, ngăn chặn axit uric cao.

Các sản phẩm sữa ít chất béo

Các sản phẩm sữa ít chất béo sẽ ngăn ngừa sự hình thành axit uric trong máu. Sữa không đường, sữa ít béo, sữa tươi đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân axit uric trong thành phần huyết tương. Vì vậy, nếu axit uric tăng cao thì người bệnh nên uống các loại sữa này mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống 4-5 ly sữa mỗi ngày còn giảm nguy cơ mắc gút tới 43%.

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau xanh và hoa quả giúp hạ axit uric hiệu quả
Thực phẩm giàu chất xơ làm giảm mức axit uric trong máu rất tốt. Chúng hấp thụ axit uric trong máu và giúp loại bỏ axit uric dư thừa từ cơ thể qua thận. Nếu bạn đã xét nghiệm máu và đã được chẩn đoán mức axit uric cao, chỉ cần tăng chất xơ như yến mạch, bông cải xanh, lúa mạch, dưa chuột, cần tây và cà rốt. Trái cây như quả lê, táo, cam, dâu tây và quả việt quất cũng rất giàu chất xơ.

Cùng với đó, để kiểm soát được chỉ số axit uric cao, ngăn chặn những cơn gút cấp thì người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn kiêng hợp lý, uống nhiều nước khoáng, sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mệt mỏi và hạn chế việc sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng hàm lượng axit uric cao trong máu như thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin, corticoid,…

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn phần nào biết được chỉ số axit uric tăng cao trong máu là bao nhiêu và mức độ nguy hiểm của nó đến sức khỏe. Để khi, hàm lượng axit uric cao bạn có thể tự biết cách ngăn chặn và phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tai biến nguy hiểm từ bệnh gút. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt và luôn ổn định!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét